BĐS - Những Con Đường Đầu Tư: 2018

Thứ Năm, 19 tháng 7, 2018

Toàn tập về Google Analytics- Phần 2: Cài đặt mục tiêu trong Google Analytics

Thuật ngữ Conversion thì chắc là mọi người đã quen thuộc rồi (vì xuất hiện trong Google Ads), tuy nhiên, Goal của Google Analytics thì lại khá lơ mơ. Nhiều người pm hỏi mình cài Goal ra sao? Có những dạng Goal nào trong GA. Dưới đây mình sẽ giải đáp hết tất cả nhé. Anh em có câu hỏi nào thì cứ thoải mái đặt mình sẽ trả lời dưới. Câu nào phức tạp quá thì xin phép viết bài cho dễ hiểu.
1. Goal (Mục tiêu) là gì?
Là số lượng người truy cập website? Số trang được xem? hay Tỷ lệ thoát? Sai nhé!
Mọi người hiểu một cách đơn giản thế này, Goal tiếng Việt nghĩa là mục tiêu. Tùy thuộc vào business của bạn là gì mà xác định mục tiêu.
Trong Google Analytics, Goal chính là số liệu có ý nghĩa với doanh nghiệp của bạn mà bạn muốn đo lường. Đó có thể là số đơn hàng đặt online, số lượt điền form thu thập thông tin khách hàng, số trang khách hàng xem trong một phiên,…
2. Có những loại Goal (Mục tiêu) nào trong Google Analytics?
Thỉnh thoảng có người hỏi có những loại Mục tiêu nào trong Google Analytics. Đại tiện thì mình hay bảo 4 nhưng thực ra nó không phải là 4 loại Mục tiêu. Là 4 cách để đo lường mục tiêu thì chính xác hơn.
Lý do là bởi mỗi người sẽ có một mục tiêu khác nhau. Với bất động sản, mục tiêu quan trọng nhất là số lượng form được điền, với TMĐT là số đơn hàng, với website Thông tin hoặc báo online thì sẽ là Time on site & số trang trên phiên,… hoặc là tất cả các số liệu trên!
Do đó, thay vì cố định nghĩa & đưa ra con số chính xác về các loại Mục tiêu, mình sẽ giải thích 4 cách thức cài đặt mục tiêu. Từ đó, mọi người sẽ tự lựa chọn được loại Mục tiêu mình muốn theo dõi.
4 cách để theo dõi mục tiêu:
  • Đích (Destination) – URLs
  • Thời lượng
  • Số trang / màn hình mỗi phiên
  • Sự kiện (Events)
3. Cài đặt Mục tiêu thế nào?
Không phải tạo tài khoản Google Analytics xong là Mục tiêu có sẵn. Chỉ khi bạn cài đặt nó thì trong tài khoản mới có các dữ liệu này.
Các bước cài đặt Goal tracking trong Google Analytics như sau:
Vào Admin (Quản trị viên) → Goals (Mục tiêu) → + New Goal (Mục tiêu mới)
Với mỗi Chế độ xem (View), bạn được tạo tối đa 20 Goal (Mục tiêu).
Mọi người lưu ý là khi đã tạo Mục tiêu thì bạn không thể xóa nó đi, mà chỉ có thể Edit hoặc Deactive. Khi đã full 20 Goal thì bạn phải tạo thêm Chế độ xem hoặc Edit mục tiêu cũ.
Khi thiết lập Mục tiêu, bạn có 2 lựa chọn là làm theo Mẫu (Template) hoặc Tùy chỉnh (Custom).
Trong Mục tiêu mẫu này sẽ có các tùy chọn về Doanh thu (Revenue), Chuyển đổi (Conversion), Truy vấn (Enquiry) và Mức độ tương tác (Engagement). Dù bạn chọn theo mẫu loại nào thì khi setup tới bước Mô tả mục tiêu cũng chỉ có 4 loại để bạn lựa chọn. Nó chỉ khác nhau ở tên gọi, do vậy mình khuyến khích các bạn nên chọn Tùy chỉnh để dễ dàng cài đặt Mục tiêu theo nhu cầu của bạn.
Bước tiếp theo mình cần điền Mô tả mục tiêu (Goal Description)
Tên: Mục tiêu bạn muốn đo lường
ID vị trí mục tiêu: Phần này bạn không cần quan tâm lắm. 1 chế độ xem được tạo tối đa 20 Mục tiêu, nó cứ đánh số theo trật tự bạn tạo nên nó hiển thị thế nào thì kệ nó, không cần chỉnh ở đây
Loại: Ở đây bạn cần xác định xem Mục tiêu của mình là gì để lựa chọn cách theo dõi mục tiêu.
Ví dụ 1: Bạn muốn đo xem có bao nhiêu đơn hàng thành công. URL website khi khách đặt hàng xong là abc.com/thank-you.html thì bạn chỉ cần lựa chọn loại Đích (URL) thank-you (không cần thiết phải thêm tên miền vào).
Nếu web của bạn được code theo kiểu mỗi sản phẩm có 1 mã riêng, đằng sau link thank-you là mã sản phẩm thì bạn không nên copy cả dòng URL, vì như vậy Google Analytics chỉ ghi nhận mục tiêu với sản phẩm tương ứng mã sản phẩm đó mà thôi.
Ví dụ 2: Bạn muốn đo xem có bao nhiêu người ở lại trên website của bạn từ 3 phút trở lên → Chọn Thời lượng.
Ví dụ 3: Bạn muốn đo trung bình mỗi người dùng vào website của bạn sẽ xem bao nhiêu trang → Chọn Số trang/màn hình mỗi phiên.
Ví dụ 4: Website của bạn bán các sản phẩm gia dụng. Mục tiêu của bạn ngoài là đơn hàng thì còn muốn biết có bao nhiêu người click vào nút Đặt hàng, từ đó đo tỷ lệ rớt đơn online. Bạn có thể cài đặt Sự kiện (Event) đếm số người bấm nút Giỏ hàng, sau đó chuyển từ Sự kiện sang Mục tiêu để đo lường.
Do Sự kiện là 1 phần rất phức tạp + đòi hỏi 1 chút liên quan tới code (nghe nguy hiểm vậy thôi chứ thực ra rất dễ, mà cũng ko hẳn liên quan tới code) nên mình sẽ viết 1 bài riêng về Sự kiện nhé. (Note lại mình quên thì mọi người nhắc đòi bài nha).
Sau khi bạn lựa chọn được phương thức đo mục tiêu thì bạn cần điền bước cuối Chi tiết mục tiêu.
Tùy thuộc vào phương thức đo mà Chi tiết mục tiêu sẽ khác nhau (Phía trên mình đã giải thích cách làm rồi).
Ở đây mình lấy ví dụ loại đơn giản nhất là sử dụng URL.
  • Đích (Destination)
Mọi người thấy ở đây có 3 lựa chọn Bằng (Equal), Bắt đầu với (Begin with), Biểu thức chính quy (Regular Expression).
Ví dụ bạn muốn coi có bao nhiêu người đặt hàng thành công, link URL là abc.com/thank-you.html, nếu bạn chọn Bằng thì ở đây phải điền /thank-you.html, còn nếu chọn Bắt đầu với thì thank-you là đủ.
Trường hợp mỗi sản phẩm là 1 mã sản phẩm như mình lấy ví dụ ở phần trên bạn nên chọn Bắt đầu với thank-you, tránh trường hợp chọn bằng thì Google Analytics chỉ ghi nhận khi người dùng vào đúng đường link như vậy thôi → Ghi nhận Mục tiêu bị thiếu.
Đối với Biểu thức chính quy (Regular Expression) cũng xin phép sẽ có 1 bài riêng nhé.
*Note: Phân biệt chữ hoa chữ thường (Case sensitive)
Có rất nhiều trang web phân biệt chữ hoa, chữ thường trong đường link. Nếu bạn không muốn số liệu bị sai số thì nhớ tích vào Phân biệt chữ hoa chữ thường nhé, Google Analytics sẽ chỉ tính là 1 trang thôi.
  • Giá trị (Value)
Phần này bạn có thể tùy chọn điền hoặc không. Ví dụ: 1 giá trị đơn hàng của bạn là 300,000 bạn điền 300,000. Tuy nhiên, nếu website của bạn có nhiều sản phẩm thì phần giá trị này không đại diện cho doanh thu có được trên web. Thay vào đó, bạn cần cài đặt Ecommerce để đo lường chính xác doanh thu online trên website.
  • Kênh
Bỏ qua cái này nha vì nó không quan trọng lắm.
Sau khi điền xong, nếu website của bạn có traffic từ trước thì bạn có thể click vào Xác minh Mục tiêu này để coi 7 ngày vừa qua có bao nhiêu mục tiêu hoàn thành.
Cuối cùng bấm Lưu.
Còn rất nhiều nội dung liên quan tới Google Analytics như liên kết Google với AdWords & chuyển Goal sang thành Conversion ở AdWords, tạo Goal Funnel, Báo cáo mục tiêu để đánh giá hiệu quả marketing online,… Xin phép viết dần ở các bài sau nhé ) Dài quá rồi…
Anh em share thoải mái nhưng nhớ credit giúp mình để có động lực viết thêm nhiều bài nữa nha.
=======

Toàn tập về Google Analytics- Phần 1: Tổng quản về Google Analytics

Bạn có muốn biết:
  • · Bao nhiêu người ghé thăm website của bạn?
  • · Đặc điểm về độ tuổi, giới tính, sở thích khách hàng của bạn?
  • · Bao nhiêu người đang cùng online trên website của bạn?
  • · Kênh marketing nào đưa traffic về website bạn nhiều nhất? Facebook, Google, Gmail hay Youtube?
  • · Nguồn traffic nào chất lượng nhất?
  • · Trang nào trên website của bạn có lượt truy cập cao?
  • · Bao nhiêu người xem sản phẩm trên website của bạn trở thành khách hàng?
  • · Nội dung nào trên website của bạn được khách hàng thích nhất?
  • · Trang nào có tỷ lệ thoát cao nhất?
Rất rất nhiều câu hỏi khác nữa mà mình không thể liệt kê hết. Trên đó chỉ là một vài câu hỏi điển hình mà Google Analytics có thể giải quyết được.
———————————————–
Hướng dẫn cài đặt Google Analytics cho website luôn là chủ đề mà các bạn băn khoăn khi bắt đầu làm quen với Google Analytics.
Thông thường các bài viết chỉ hướng dẫn các bạn cách cài code lên website. Trong bài này, ngoài phần cài đặt code, mình sẽ hướng dẫn các bạn cách cài đặt nâng cao cho Google Analytics.
Phần 1: Hướng dẫn cài đặt Google Analytics lên website
Phần 2: Các cài đặt nâng cao trong Admin để chính xác hóa và tối ưu hóa số liệu

1. Hướng dẫn cài đặt Google Analytics

Các bước cài đặt Google Analytics diễn ra theo trình tự như sau:


  • Đăng ký Google Analytics
  • Nhúng Google Analytics vào website
  • Kiểm tra code Google Analytics
Bước 1: Đăng ký Google Analytics
Đầu tiên, bạn cần một tài khoản Google Analytics. Google Analytics là một sản phẩm của Google, do đó bất cứ account nào liên quan tới Google mà bạn có như Gmail, Google Drive, Google Calendar, Google+ hay Youtube đều có thể dùng để tạo tài khoản Google Analytics.
Để đăng ký Google Analytics, bạn truy cập vào trang chủ Google Analytics, click vào nút Đăng nhập và đăng nhập bằng nick Gmail của bạn.
Tới đây mình sẽ giải thích một chút về hệ thống cấp bậc trong Google Analytics để mọi người nắm được Account là gì, Property là gì, View là gì.
Một tài khoản Google Analytics sắp xếp theo thứ tự từ lớn đến bé sẽ là: Account (Tài khoản) –> Property (Thuộc tính) –> View (Chế độ xem)
Với 1 tài khoản email, bạn có thể tạo được 100 account Google Analytics. Mỗi account có thể tạo được 50 Property. Mỗi Property sẽ có tối đa 25 View.
Ví dụ:  Bạn sử dụng email abc@gmail.com tạo tài khoản Google Analytics. Bạn có 3 khách hàng tên lần lượt là A, B, C –> Bạn tạo 3 tài khoản A, B, C.
Khách hàng A lại có 3 website 1, 2, 3 –> Bạn tạo 3 Property 1, 2, 3. Khi bạn tạo Property thì mặc định mỗi Property đã có sẵn 1 View rồi.
Như vậy bạn không cần phải tạo mỗi website một tài khoản Google Analytics.
Khi tạo tài khoản Google Analytics, bạn cần điền:
Account Name: Tên tài khoản Google Analytics
Cài đặt Property:
  • · Website name: Tên website của bạn
  • · Website URL: Nhập chính xác tên website, chú ý web http hay https, có www hay không
  • · Chọn lĩnh vực mà website bạn đang hoạt động
Lưu ý: Hãy tự tạo tài khoản Google Analytics vì chỉ email tạo tài khoản mới có full quyền kiểm soát data. Nếu bạn nhờ một công ty làm website hoặc công ty làm marketing tạo Google Analytics giúp, trong trường hợp xấu bạn sẽ bị mất tài khoản. Những dữ liệu về website và khách hàng Google Analytics thu thập trước đó sẽ không thể lấy lại được.
Bước 2: Thêm tracking code vào website
Sau khi điền trong thông tin ở bước 1, bạn bấm vào Get track ID, chấp nhận điều khoản của Google. Lúc này bạn sẽ thấy đoạn code Google Analytics cần gắn vào website.
Trường hợp bạn đã làm bước này nhưng chưa gắn code, bây giờ cần mở lại đoạn code để gắn lên website thì các bạn làm như sau:
Vào Admin, dưới mục Property (Thuộc tính) chọn phần Tracking Info. Tiếp đó nhấn vào Tracking code.
Bạn copy đoạn code này & gắn vào tất cả các trang trên website của bạn.
Nên thêm Tracking code vào Header hay Footer?
Khi nhắc tới code Google Analytics, các thầy cô thường nói các bạn phải thêm code vào tất cả các trang. Như vậy có nghĩa chúng ta phải thêm vào nơi mà bất cứ trang con nào cũng phải load. Và có 2 chỗ mà trang con nào cũng phải có là Header & Footer.
Điều này có nghĩa là bạn thêm vào Header hay Footer đều có thể được. Tuy nhiên, khi một người vào website, trang web sẽ được tải từ trên xuống. Header được tải đầu tiên, Footer được tải cuối cùng. Nếu bạn gắn code vào Footer thì khi khách hàng thoát trang trước khi page load hết, Google Analytics sẽ không ghi nhận được traffic đó.
Tóm lại, bạn thêm code Google Analytics vào Header.
2. Cài đặt Google Analytics nâng cao
Trong phần này, mình sẽ hướng dẫn các bạn cách cài đặt tài khoản Google Analytics để thu thập dữ liệu đủ & chính xác. Cài code lên website thôi là chưa đủ, muốn Google Analytics ghi nhận được hết tất cả dữ liệu chúng ta cần thì còn phải làm thêm 1 số bước khác nữa.
Ở level Tài khoản chúng ta chỉ cần quan tâm tới phần Quản lý người dùng, nơi bạn có thể phân quyền cho các email khác cùng quản trị tài khoản Google Analytics.
Khi bạn phân quyền ở level Tài khoản, người được phân quyền sẽ có quyền truy cập vào tất cả các Property (Thuộc tính) & View (Chế độ xem).
a. Cài đặt Google Analytics ở level Property (Thuộc tính)
Để vào phần cài đặt Property, bạn vào Admin (Quản trị), Property (Thuộc tính).
– Thu nhập dữ liệu về Nhân khẩu học & sở thích của khách hàng
Thông tin này chúng ta bắt buộc phải cài đặt thì mới có. Bạn vào Cài đặt thuộc tính. Bật Báo cáo nhân khẩu học & sở thích. Sau khi bật như hình bên dưới, Google Analytics sẽ bắt đầu tính toán đưa ra số liệu cho bạn về các đặc điểm của người truy cập website (Độ tuổi, giới tính, ngôn ngữ, vùng miền,…)
– Liên kết với Webmaster Tool
Vẫn ở trong phần Cài đặt thuộc tính, bạn lựa chọn Search Console à Điều chỉnh Search Console.
Bạn click vào Thêm.
Nếu email tài khoản Google Analytics của bạn không sở hữu tài khoản Webmaster nào thì sẽ không hiển thị ở đây. Bạn sẽ phải click vào Thêm trang web vào Search Console. Sau đó tiến hành xác minh trong tài khoản Search Console.
Sau khi xác minh xong, bạn quay trở lại màn hình Google Analytics, F5 & thêm tài khoản Search Console là đã liên kết thành công.
– Liên kết tài khoản Google Ads
Nếu bạn đang chạy quảng cáo Google & muốn xem được các dữ liệu về Google Ads ngay trong tài khoản Google Analytics & muốn phân tích các dữ liệu đó để xem hành vi người dùng thì hãy liên kết ngay từ khi setup tài khoản Google Analytics nhé.
Bạn click vào Liên kết Ads trong phần Liên kết sản phẩm. Sau đó click vào Nhóm liên kết mới.
Lưu ý: Email tài khoản của bạn phải có quyền quản trị ở cả tài khoản Google Analytics & Google Ads thì mới có thể liên kết.
– Bật thu thập dữ liệu để thu thập Cookie Remarketing
Dữ liệu cookie người dùng truy cập website là tài sản quý giá nhất đối với mỗi người làm marketing online. Dữ liệu này các bạn có thể lấy được thông qua Google Analytics. Tuy nhiên, không phải cứ có tài khoản là có dữ liệu này mà bắt buộc phải cài đặt. Google Analytics sẽ bắt đầu thu thập dữ liệu khi bạn bật tính năng này lên.
Để bật Remarketing, bạn cần phải liên kết với tài khoản Google Ads trước.
Bạn click Định nghĩa đối tượng, chọn Đối tượng. Bật thu thập dữ liệu. Google Analytics sẽ tạo ra 1 tệp tự động là All users (Tất cả người dùng).
Nếu bạn muốn tạo ra các tệp Remarketing theo mục đích khác nhau. Ví dụ danh sách người vào giỏ hàng nhưng chưa thanh toán, danh sách người vào trang trên 180s, danh sách người click vào nút mua hàng,… thì sẽ tạo luôn trong phần này. Mình sẽ có 1 bài viết khác hướng dẫn cụ thể về tạo danh sách Remarketing thông qua Google Analytics.
b. Cài đặt Google Analytics ở level View (Chế độ xem)
Để hoàn thiện tài khoản Google Analytics ở bước ban đầu, bạn cần cài đặt 1 số tính năng trong chế độ xem.
Tại đây có 2 phần mình cần lưu ý
– Đánh dấu mục Lọc bot
Bạn vào Chế độ xem, chọn Cài đặt chế độ xem. Tích vào Loại trừ tất cả các lần truy cập khỏi bot và trình thu thập dữ liệu đã biết.
Khi tích vào ô này có nghĩa tất cả các traffic tới từ các loại bot từ các bộ máy khác như MNS bot, Ahrefs bot, Yahoo bot, Bing bot,… sẽ bị loại trừ khỏi tài khoản Google Analytics. Dữ liệu về traffic lúc này chỉ còn là của user thật sự.
– Cài đặt tìm kiếm trang web
Bạn có bao giờ tò mò và muốn biết chính xác người dùng tìm kiếm từ khóa nào trong trang web của mình. Google Analytics cũng có thể giúp bạn làm việc này.
Trong phần Cài đặt chế độ xem, bạn click vào Theo dõi tìm kiếm trang web. Tại đây, bạn cần bật lên & điền tham số truy vấn.
Tham số truy vấn là chữ cái nằm giữa dấu ? & dấu = trên link URL khi bạn tìm kiếm trong trang web. Tham số truy vấn thường là 1 số chữ quen thuộc: s, q, search, query, term. Muốn biết chính xác tham số là gì thì bạn search thử trong website mình nhé.
Lưu ý: 1 số website code không theo định dạng như trên thì sẽ không theo dõi được tìm kiếm trong trang web.
3. Cách kiểm tra Google Analytics đã cài đúng chưa
Có 2 cách để bạn tự kiểm tra xem đã cài đặt Google Analytics thành công hay chưa.
Cách 1: Cài extensions: Tag Assistant (by Google)
Mình là 1 tín đồ của Google. Mình thích tất cả các sản phẩm của Google, chính vì thế mình sử dụng Chrome làm trình duyệt chính. Mình cũng khuyến khích các bạn sử dụng Chrome luôn hehe
Bạn cài đặt extension tên là Google Tag Assistant. Sau khi cài đặt xong sẽ thấy biểu tượng icon xuất hiện trên góc phải phía trên màn hình. Bạn vào website click vào biểu tượng Tag Assitant, click vào nút Enable để bật tính năng theo dõi. F5 lại website của bạn và click vào icon Tag Assitant 1 lần nữa bạn sẽ thấy website của mình có code Google Analytics hay chưa.
Nếu biểu tượng Google Analytics màu xanh dương hoặc xanh lá, nghĩa là bạn đã cài thành công. Nếu là màu vàng nghĩa là có gì đó chưa đúng. Google Analytics có thể thu thập dữ liệu trên website của bạn nhưng dữ liệu đó có thể không chính xác hoặc thiếu. Nếu là màu đỏ nghĩa là lỗi. Bạn phải fix lại ngay lập tức.
Lưu ý: Chú ý ID tài khoản GA (UA-(dãy số) trên Google Tag Assistant & so sánh với ID tài khoản của bạn. Nếu không khớp nghĩa là website đó đang cài 1 tài khoản GA nào đó khác với tài khoản của bạn.
Cách 2: Truy cập tài khoản Google Analytics để kiểm tra
Cách nhanh nhất & chính xác nhất để biết bạn cài đúng hay chưa là truy cập vài tài khoản Google Analytics. Vào Báo cáo à Thời gian thực. Nếu thấy có người đang online trên website thì bạn đã cài thành công.
Trong trường hợp số liệu bằng 0 thì bạn nhớ vào ẩn danh hoặc sử dụng trình duyệt khác hoặc nhờ bạn bè vào thử website, sau đó kiểm tra lại xem có người online không nhé.
Bài viết dài quá rồi. Mình xin phép dừng ở đây thôi. Hẹn gặp các bạn trong serie bài sau nhé. Bài tiếp theo thuộc chủ đề Google Analytics là 10 chỉ số quan trọng trong Analytics bạn theo dõi.