BĐS - Những Con Đường Đầu Tư

Thứ Bảy, 18 tháng 4, 2020

Hướng dẫn cách lọc bạn bè ít tương tác trên Facebook

Bạn muốn lọc và loại bỏ đi những người bạn trên Facebook ít tương tác với mình nhưng không biết làm cách nào. Đừng lo lắng, ở bài viết dưới đây, Sforum.vn sẽ hướng dẫn bạn cách lọc bạn bè ít tương tác cực đơn giản! Cùng theo dõi nhé!

Để lọc bạn bè ít tương tác với mình trên Facebook, các bạn cần sử dụng đến một công cụ mang tên Multiple Tools for Facebook.

Trước tiên các bạn hãy tải về cho trình duyệt Chrome hoặc Cốc Cốc công cụ Multiple Tools for Facebook tại đây.
Sforum - Trang thông tin công nghệ mới nhất Capture-113 Hướng dẫn cách lọc bạn bè ít tương tác trên Facebook
Sau khi cài đặt công cụ thành công, bạn sẽ thấy một biểu tượng ở thanh địa chỉ của trình duyệt.
Sforum - Trang thông tin công nghệ mới nhất Capture-114 Hướng dẫn cách lọc bạn bè ít tương tác trên Facebook
Tại giao diện của công cụ này, chọn FB Multi Tools > Free Tools > Friends Remover để bắt đầu loại bỏ bạn bè ít tương tác trên Faacebook của bạn.
Ngay lập tức, danh sách sẽ hiện lên những tài khoản Facebook ít tương tác. Bạn có thể chọn hiển thị danh sách số lượng theo ý muốn.
Sforum - Trang thông tin công nghệ mới nhất Capture-115 Hướng dẫn cách lọc bạn bè ít tương tác trên Facebook
Chỉ cần tick chọn vào tên, sau đó bấm vào thùng rác là xoá.
Sforum - Trang thông tin công nghệ mới nhất Capture-116 Hướng dẫn cách lọc bạn bè ít tương tác trên Facebook
Sau khi Xóa bạn xong bạn sẽ nhận được thông báo hoàn tất và bên phải màn hình sẽ có thanh trạng thái về những “người bạn” mà bạn đã hủy kết bạn.
Sforum - Trang thông tin công nghệ mới nhất Capture-117 Hướng dẫn cách lọc bạn bè ít tương tác trên Facebook
Trên đây là bài viết hướng dẫn cách lọc bạn bè ít tương tác trên Facebook. Vô cùng đơn giản nhưng lại hữu ích phải không nào!
Chúc các bạn có trải nghiệm thú vị với công cụ này và đừng quên chia sẻ bài viết đến bạn bè, người thân nhé!

Thứ Sáu, 17 tháng 4, 2020

Hướng dẫn bảo mật 2 lớp Facebook

Mới đây Facebook đã cập nhật thêm cách bảo mật 2 lớp Facebook, xác thực 2 yếu tố (2FA) cho Facebook bằng các ứng dụng xác thực Duo Mobile và Google Authenticator. Trước đây để bảo mật 2 lớp cho Facebook cần số điện thoại. Sau đó, khi bạn nhận được tin nhắn SMS mới có thể truy cập vào tài khoản Facebook cá nhân.
Tuy nhiên, gần đây hệ thống bảo mật Facebook qua điện thoại liên tục lỗi, gửi tin SMS không liên quan tới người dùng, thì ứng dụng xác thực là lựa chọn an toàn hơn, tối ưu hơn đặc biệt nhanh gọn hơn. Khi sử dụng Duo Mobile hay Google Authenticator, bạn muốn đăng nhập Facebook chỉ cần nhập mã bảo mật mà ứng dụng cung cấp là xong.
Bài viết dưới đây của Quản trị mạng sẽ hướng dẫn bạn đọc các cách bật xác thực yếu tố 2 lớp cho Facebook, qua ứng dụng và qua số điện thoại.


1. Bật bảo mật Facebook qua ứng dụng xác thực

Như đã nói để sử dụng được cách này bạn cần tải ứng dụng Duo Mobile hoặc Google Authenticator. Nhấn vào link dưới đây để tải ứng dụng.
Bước 1:
Tại tài khoản Facebook cá nhân, nhấn chọn vào biểu tượng tam giác rồi chọn mục Cài đặt.
Cài đặt Facebook
Bước 2:
Trong giao diện cài đặt mới, nhấn vào nhóm Bảo mật và đăng nhập.
Bảo mật và đăng nhập
Tiếp đến bạn nhìn sang nội dung bên phải tìm tới phần Xác thực 2 yếu tố, rồi nhấn vào tùy chọn Sử dụng xác thực 2 yếu tố.
Sử dụng xác thực 2 yếu tố
Bước 3:
Nhấn vào nút Bắt đầu để tiến hành bảo mật Facebook xác thực 2 yếu tố.
Thiết lập xác thực 2 yếu tố
Lúc này hệ thống sẽ yêu cầu người dùng nhập lại mật khẩu Facebook.
Nhập mật khẩu Facebook
Bước 4:
Xác thực 2 yếu tố trên Facebook hiện tại sẽ có 2 cách qua tin nhắn văn bản SMS về số điện thoại, hoặc qua ứng dụng xác thực. Nhấn chọn vào Ứng dụng xác thực rồi nhấn nút Tiếp bên dưới.
Dùng ứng dụng xác thực
Bước 5:
Lúc này người dùng sẽ được thông báo sử dụng 1 trong 2 ứng dụng Duo Mobile và Google Authenticator để bật xác thực. Chúng ta sẽ có 2 cách để tiến hành thiết lập qua công cụ xác thực bên thứ ba, qua mã QR hoặc nhập mã xác thực. Nhấn nút Tiếp.
Chọn cách thiết lập xác thực
Bước 6:
Lúc này bạn mở ứng dụng đã cài đặt trên thiết bị, ở đây là Google Authenticator, nhấn Bắt đầu thiết lập. Sau đó chúng ta sẽ được chọn lựa cách thiết lập. Để quét mã QR nhấn Quét mã vạch. Nếu muốn nhập mã thì nhấn Mục nhập thủ công.
Dùng ứng dụng Google Authenticator  Chọn mã QR
Bước 7:
Bạn cần đồng ý để ứng dụng truy cập vào máy ảnh, nhấn OK. Sau đó chỉ cần đưa máy ảnh quét mã QR để tiến hành thiết lập. Ngay lập tức chúng ta sẽ nhận được mã truy cập. Mã sẽ có thời hạn sử dụng. Hết thời gian sẽ đổi sang mã khác.
Truy cập máy ảnh  Quét mã QR   Dãy số xác thực
Bước 8:
Hay nhập mã trên ứng dụng Google Authenticator vào giao diện này của Facebook.
Nhập mã xác nhận
Khi nhập đúng sẽ nhận được thông báo Xác thực 2 yếu tố đang bật và bạn đã thành công bảo mật 2 lớp Facebook qua ứng dụng xác thực. Người dùng sẽ có 1 tuần đăng nhập không cần mã và bạn có thể chọn bật hoặc tắt.
Thông báo bật xác thực 2 yếu tố Facebook

2. Cách tắt xác thực 2 lớp Facebook qua ứng dụng

Bước 1:
Bạn cũng truy cập vào mục Bảo mật và đăng nhập trên Facebook và cũng nhấn vào phần Sử dụng xác thực 2 yếu tố.
Ở đây chúng ta sẽ thấy có 2 cách bảo mật qua tin nhắn và ứng dụng. Nếu vẫn muốn dùng yếu tố xác thực nhưng đổi sang ứng dụng xác thực khác nhấn Xóa ứng dụng.
Xóa ứng dụng xác thực
Facbeook sẽ hỏi bạn có chắc chắn xóa ứng dụng xác thực, nhấn Xóa.
Xác nhận xóa ứng dụng xác thực
Bước 2:
Để tắt hoàn toàn yếu tố bảo mật Facebook 2 lớp, nhấn vào nút Tắt bên trên giao diện.
Tắt xác thực 2 yếu tố
Cuối cùng nhấn Tắt để xác định không dùng xác thực 2 yếu tố trên Facebook là xong.
Xác nhận tắt xác thực 2 yếu tố Facebook

3. Kích hoạt bảo mật 2 lớp Facebook qua điện thoại

Để đạt được hiệu quả cũng như dễ dàng thực hiện, bạn nên thực hiện bảo mật 2 lớp Facebook trên máy tính nhé.
Bước 1:
Trước hết, chúng ta đăng nhập tài khoản Facebook cá nhân. Tại giao diện chính, chúng ta nhấn chọn mũi tên trên cùng bên tay phải và chọn Cài đặt.
Chọn cài đặt trên Facebook
Bước 2:
Tiếp đến trong giao diện Cài đặt, chúng ta nhấn chọn mục Bảo mật và đăng nhập tại menu bên trái giao diện.
Chọn Bảo mật và đăng nhập
Bước 3:
Bạn nhìn sang giao diện bên phải. Tại đây, chúng ta tìm tới mục Sử dụng xác thực 2 yếu tố, rồi chọn Thiết lập. 
Mục sử dụng xác thực 2 yếu tố
Ngay sau đó xuất hiện một hộp thoại mới. Bạn click chuột vào nút Bật để tiến hành kích hoạt bảo mật 2 lớp cho Facebook.
Kích hoạt sử dụng xác thực hai yếu tố
Bước 4:
Ở hộp thoại Thiết lập cung cấp mã bảo mật, Facebook sẽ yêu cầu người dùng nhập số điện thoại di động, để nhận tin nhắn mã bảo mật thứ 2 khi chúng ta đăng nhập vào tài khoản Facebook.
Chúng ta điền số điện thoại, mã vùng Việt Nam được mặc định, rồi nhấn nút Tiếp tục ở bên dưới.
Bảo mật 2 lớp Facebook bằng số điện thoại
Bước 5:
Khi đã điền số điện thoại chính xác, Facebok sẽ gửi tới số điện thoại tin nhắn kèm mã bảo mật với 6 ký tự để xác nhận. Bạn điền dãy mã với 6 ký tự đó vào giao diện trên Facebook và nhấn Chấp nhận để xác minh.
Bảo mật 2 lớp Facebook bằng số điện thoại
Do lý do bảo mật nên Facebook sẽ yều cầu bạn nhập lại mật khẩu tài khoản, sau đó nhấn Gửi để tiếp tục.
Bảo mật 2 lớp Facebook bằng số điện thoại
Bước 6:
Tiếp đến, xuất hiện hộp thoại Thiết lập phê duyệt đăng nhập đã hoàn tất. Chúng ta sẽ tích chọn vào Không, yêu cầu mã ngay lập tức, kế tiếp nhấn Đóng. Như vậy là bạn đã kích hoạt xong chế độ bảo mật 2 lớp cho tài khoản Facebook rồi đó.
Bảo mật 2 lớp Facebook bằng số điện thoại
Lần đăng nhập sau, bạn sẽ nhận được mã phê duyệt đăng nhập gửi tới điện thoại của bạn. Nhập mã để đăng nhập.
Yêu cầu nhập mã xác thực
Sau khi nhập mật mã, bạn sẽ được hỏi có muốn lưu trình duyệt này để lần sau đăng nhập không cần mật mã nữa không.
Lưu trình duyệt
Khi chúng ta đăng nhập tài khoản Facebook trên máy tính hoặc smartphone lạ, mà chưa từng đăng nhập trước đó thì bạn buộc phải thêm bước nhập mã bảo mật thứ 2, được gửi bằng tin nhắn trên điện thoại đã đăng ký. Mã bảo mật này sẽ thay đổi khi chúng ta đăng nhập.
Việc thiết lập mã bảo mật 2 lớp Facebook trên máy tính sẽ không ảnh hưởng đến việc sử dụng cũng như đăng nhập tài khoản trên smartphone.

3. Đăng nhập Facebook nếu không nhập được mã

Như đã nói, khi kích hoạt tính năng này thì bạn sẽ nhận được mã thứ 2 thông qua tin nhắn điện thoại. Chúng ta buộc phải nhập mã này thì mới đăng nhập được tài khoản. Vậy với trường hợp bạn không mang điện thoại và không nhập được mã bảo mật thì làm thế nào?
Bước 1:
Trước hết, bạn cũng truy cập vào mục Bảo mật và đăng nhập trên Facebook. Tìm tới mục Sử dụng xác thực 2 yếu tố, bạn sẽ thấy Mã khôi phục, nhấn vào Nhận mã
Bước 2:
Nếu được yêu cầu, hãy nhập lại mật khẩu tài khoản Facebook. Ngay sau đó, xuất hiện giao diện hộp thoại Mã Phê duyệt đăng nhập. Chúng ta sẽ nhìn thấy 10 đoạn mã ngẫu nhiên mà chúng ta có thể sử dụng để đăng nhập vào tài khoản Facebook, với trường hợp bạn không mang điện thoại để nhập mã xác nhận. Tốt nhất bạn nên lưu lại cả 10 đoạn mã trên, phòng trừ trường hợp không nhận được mã bảo mật hoặc không mang điện thoại.
Bảo mật 2 lớp Facebook bằng số điện thoại

4. Cách hủy bảo mật 2 lớp Facebook qua điện thoại

Do việc bảo mật 2 lớp trên Facebook cần thêm bước nhận tin nhắn để nhập mã bảo mật, nên sẽ thêm bước đăng nhập hoặc đôi khi chúng ta không nhận được mã về điện thoại thì có thể bỏ tính năng xác nhận mật khẩu 2 lớp trên Facebook đi.
Tại mục Sử dụng xác thực 2 yếu tố, bạn click vào nút Tắt để hủy tính năng này. 
Hủy tính năng xác thực hai yếu tố
Trên đây là bài hướng dẫn cách kích hoạt tính năng bảo mật 2 lớp cho Facebook. Bên cạnh đó, với trường hợp bạn không thể nhập mã gửi về điện thoại thì có thể sử dụng 1 trong 10 mã mà Facebook cung cấp. Đừng bỏ qua việc xác nhận mật khẩu 2 lớp cho Facebook để có thể tăng cường bức tường bảo mật cho tài khoản nhé.

- Nguồn tham khảo: QTM

Thứ Năm, 19 tháng 7, 2018

Toàn tập về Google Analytics- Phần 2: Cài đặt mục tiêu trong Google Analytics

Thuật ngữ Conversion thì chắc là mọi người đã quen thuộc rồi (vì xuất hiện trong Google Ads), tuy nhiên, Goal của Google Analytics thì lại khá lơ mơ. Nhiều người pm hỏi mình cài Goal ra sao? Có những dạng Goal nào trong GA. Dưới đây mình sẽ giải đáp hết tất cả nhé. Anh em có câu hỏi nào thì cứ thoải mái đặt mình sẽ trả lời dưới. Câu nào phức tạp quá thì xin phép viết bài cho dễ hiểu.
1. Goal (Mục tiêu) là gì?
Là số lượng người truy cập website? Số trang được xem? hay Tỷ lệ thoát? Sai nhé!
Mọi người hiểu một cách đơn giản thế này, Goal tiếng Việt nghĩa là mục tiêu. Tùy thuộc vào business của bạn là gì mà xác định mục tiêu.
Trong Google Analytics, Goal chính là số liệu có ý nghĩa với doanh nghiệp của bạn mà bạn muốn đo lường. Đó có thể là số đơn hàng đặt online, số lượt điền form thu thập thông tin khách hàng, số trang khách hàng xem trong một phiên,…
2. Có những loại Goal (Mục tiêu) nào trong Google Analytics?
Thỉnh thoảng có người hỏi có những loại Mục tiêu nào trong Google Analytics. Đại tiện thì mình hay bảo 4 nhưng thực ra nó không phải là 4 loại Mục tiêu. Là 4 cách để đo lường mục tiêu thì chính xác hơn.
Lý do là bởi mỗi người sẽ có một mục tiêu khác nhau. Với bất động sản, mục tiêu quan trọng nhất là số lượng form được điền, với TMĐT là số đơn hàng, với website Thông tin hoặc báo online thì sẽ là Time on site & số trang trên phiên,… hoặc là tất cả các số liệu trên!
Do đó, thay vì cố định nghĩa & đưa ra con số chính xác về các loại Mục tiêu, mình sẽ giải thích 4 cách thức cài đặt mục tiêu. Từ đó, mọi người sẽ tự lựa chọn được loại Mục tiêu mình muốn theo dõi.
4 cách để theo dõi mục tiêu:
  • Đích (Destination) – URLs
  • Thời lượng
  • Số trang / màn hình mỗi phiên
  • Sự kiện (Events)
3. Cài đặt Mục tiêu thế nào?
Không phải tạo tài khoản Google Analytics xong là Mục tiêu có sẵn. Chỉ khi bạn cài đặt nó thì trong tài khoản mới có các dữ liệu này.
Các bước cài đặt Goal tracking trong Google Analytics như sau:
Vào Admin (Quản trị viên) → Goals (Mục tiêu) → + New Goal (Mục tiêu mới)
Với mỗi Chế độ xem (View), bạn được tạo tối đa 20 Goal (Mục tiêu).
Mọi người lưu ý là khi đã tạo Mục tiêu thì bạn không thể xóa nó đi, mà chỉ có thể Edit hoặc Deactive. Khi đã full 20 Goal thì bạn phải tạo thêm Chế độ xem hoặc Edit mục tiêu cũ.
Khi thiết lập Mục tiêu, bạn có 2 lựa chọn là làm theo Mẫu (Template) hoặc Tùy chỉnh (Custom).
Trong Mục tiêu mẫu này sẽ có các tùy chọn về Doanh thu (Revenue), Chuyển đổi (Conversion), Truy vấn (Enquiry) và Mức độ tương tác (Engagement). Dù bạn chọn theo mẫu loại nào thì khi setup tới bước Mô tả mục tiêu cũng chỉ có 4 loại để bạn lựa chọn. Nó chỉ khác nhau ở tên gọi, do vậy mình khuyến khích các bạn nên chọn Tùy chỉnh để dễ dàng cài đặt Mục tiêu theo nhu cầu của bạn.
Bước tiếp theo mình cần điền Mô tả mục tiêu (Goal Description)
Tên: Mục tiêu bạn muốn đo lường
ID vị trí mục tiêu: Phần này bạn không cần quan tâm lắm. 1 chế độ xem được tạo tối đa 20 Mục tiêu, nó cứ đánh số theo trật tự bạn tạo nên nó hiển thị thế nào thì kệ nó, không cần chỉnh ở đây
Loại: Ở đây bạn cần xác định xem Mục tiêu của mình là gì để lựa chọn cách theo dõi mục tiêu.
Ví dụ 1: Bạn muốn đo xem có bao nhiêu đơn hàng thành công. URL website khi khách đặt hàng xong là abc.com/thank-you.html thì bạn chỉ cần lựa chọn loại Đích (URL) thank-you (không cần thiết phải thêm tên miền vào).
Nếu web của bạn được code theo kiểu mỗi sản phẩm có 1 mã riêng, đằng sau link thank-you là mã sản phẩm thì bạn không nên copy cả dòng URL, vì như vậy Google Analytics chỉ ghi nhận mục tiêu với sản phẩm tương ứng mã sản phẩm đó mà thôi.
Ví dụ 2: Bạn muốn đo xem có bao nhiêu người ở lại trên website của bạn từ 3 phút trở lên → Chọn Thời lượng.
Ví dụ 3: Bạn muốn đo trung bình mỗi người dùng vào website của bạn sẽ xem bao nhiêu trang → Chọn Số trang/màn hình mỗi phiên.
Ví dụ 4: Website của bạn bán các sản phẩm gia dụng. Mục tiêu của bạn ngoài là đơn hàng thì còn muốn biết có bao nhiêu người click vào nút Đặt hàng, từ đó đo tỷ lệ rớt đơn online. Bạn có thể cài đặt Sự kiện (Event) đếm số người bấm nút Giỏ hàng, sau đó chuyển từ Sự kiện sang Mục tiêu để đo lường.
Do Sự kiện là 1 phần rất phức tạp + đòi hỏi 1 chút liên quan tới code (nghe nguy hiểm vậy thôi chứ thực ra rất dễ, mà cũng ko hẳn liên quan tới code) nên mình sẽ viết 1 bài riêng về Sự kiện nhé. (Note lại mình quên thì mọi người nhắc đòi bài nha).
Sau khi bạn lựa chọn được phương thức đo mục tiêu thì bạn cần điền bước cuối Chi tiết mục tiêu.
Tùy thuộc vào phương thức đo mà Chi tiết mục tiêu sẽ khác nhau (Phía trên mình đã giải thích cách làm rồi).
Ở đây mình lấy ví dụ loại đơn giản nhất là sử dụng URL.
  • Đích (Destination)
Mọi người thấy ở đây có 3 lựa chọn Bằng (Equal), Bắt đầu với (Begin with), Biểu thức chính quy (Regular Expression).
Ví dụ bạn muốn coi có bao nhiêu người đặt hàng thành công, link URL là abc.com/thank-you.html, nếu bạn chọn Bằng thì ở đây phải điền /thank-you.html, còn nếu chọn Bắt đầu với thì thank-you là đủ.
Trường hợp mỗi sản phẩm là 1 mã sản phẩm như mình lấy ví dụ ở phần trên bạn nên chọn Bắt đầu với thank-you, tránh trường hợp chọn bằng thì Google Analytics chỉ ghi nhận khi người dùng vào đúng đường link như vậy thôi → Ghi nhận Mục tiêu bị thiếu.
Đối với Biểu thức chính quy (Regular Expression) cũng xin phép sẽ có 1 bài riêng nhé.
*Note: Phân biệt chữ hoa chữ thường (Case sensitive)
Có rất nhiều trang web phân biệt chữ hoa, chữ thường trong đường link. Nếu bạn không muốn số liệu bị sai số thì nhớ tích vào Phân biệt chữ hoa chữ thường nhé, Google Analytics sẽ chỉ tính là 1 trang thôi.
  • Giá trị (Value)
Phần này bạn có thể tùy chọn điền hoặc không. Ví dụ: 1 giá trị đơn hàng của bạn là 300,000 bạn điền 300,000. Tuy nhiên, nếu website của bạn có nhiều sản phẩm thì phần giá trị này không đại diện cho doanh thu có được trên web. Thay vào đó, bạn cần cài đặt Ecommerce để đo lường chính xác doanh thu online trên website.
  • Kênh
Bỏ qua cái này nha vì nó không quan trọng lắm.
Sau khi điền xong, nếu website của bạn có traffic từ trước thì bạn có thể click vào Xác minh Mục tiêu này để coi 7 ngày vừa qua có bao nhiêu mục tiêu hoàn thành.
Cuối cùng bấm Lưu.
Còn rất nhiều nội dung liên quan tới Google Analytics như liên kết Google với AdWords & chuyển Goal sang thành Conversion ở AdWords, tạo Goal Funnel, Báo cáo mục tiêu để đánh giá hiệu quả marketing online,… Xin phép viết dần ở các bài sau nhé ) Dài quá rồi…
Anh em share thoải mái nhưng nhớ credit giúp mình để có động lực viết thêm nhiều bài nữa nha.
=======